Tư vấn lắp đặt trạm cân điện tử 60 tấn

Tư vấn lắp đặt trạm cân điện tử 60 tấn

  1. Sự khác biệt giữa các dòng thiết bị hiện có trên thị trường (thiết bị analog- thiết bị số Digital): tính năng sử dụng, khả năng kháng nước, bảo mật, bảo dưỡng- sửa chữa…

                                       

Trên thị trường hiện có hai dòng thiết bị cho trạm cân điện tử gồm thiết bị Analog và thiết bị  kỹ thuật số. Chúng ta cùng theo dõi bảng kê dưới đây để rõ thêm thông tin về hai dòng thiết bị này

Tiêu chí

Thiết bị Analog (loại thường)

Thiết bị Digital (loại KT số)

Tín hiệu phản hồi
Chuyển tín hiệu lực thành điện áp nhỏ cỡ mV, mA Dựa trên tín hiệu analog nhưng có thêm bộ chuyển đổi A/D truyền dẫn theo chuẩn RS422-RS485
Kết nối bộ chỉ thị cân
Cho phép kết nối loadcell với nhiều loại đầu cân (bộ hiện thị giá trị trọng lượng cân) khác nhau. Tính đồng bộ không có Tín hiệu được mã hoá cho từng bộ thiết bị, các hãng khác nhau sẽ có thông số mã hoá khác nhau nên không thể sử dụng chung
Bảo mật
Là tín hiệu tương tự nên dễ bị sai số do rớt tín hiệu trên đường dây, bị giới hạn chiều dài dây dẫn (<50m) hoặc nhiễu do môi trường

Các cảm biến đấu nối chung 01 hộp cộng và có thể hiệu chỉnh sai số trên hộp cộng này qua chiết áp

Dễ dàng làm sai số kết quả cân theo chủ quan hay khách quan

Là tín hiệu dạng số nên ít bị ảnh hưởng bởi sự nhiễu và rớt tín hiệu trên dây dẫn

Chiều dài dây kết nối có thể đạt tới 1000m

Không thể hiệu chỉnh sai số tại hộp nối vì không có chiết áp

Tín hiệu cảm biến dạng số được truyền thẳng tới đầu cân nên khó làm sai số

Cài đặt hiệu chỉnh góc, độ sai lệch các điểm trên cân
Hiệu chỉnh chiết áp tại vị trí hộp nối (JB) trên cân

Tốn thời gian và phức tạp trong quá trình hiệu chỉnh

Cài đặt tham số góc trên bộ hiển thị trọng lượng cân (indicator)

Rút ngắn thười gian hiệu chỉnh và đảm bảo kết quả luôn chính xác

Phát hiện lỗi cảm biến và thay thế
Việc phát hiện lỗi khá phức tạp và được thực hiện bởi kỹ thuật viên lành nghề Cảm biến lỗi sẽ được hiển thị trên đầu cân giúp phát hiện lỗi nhanh và chính xác

Thay thế đơn giản và rút ngắn thời gian hiệu chỉnh

Giá thành
Chi phí cấu thành giá thấp Giá thành cao

 

cảm biến lực 0782
Cảm biến lực 0782
loadcell QS-D hãng Keli
Cảm biến lực QS-D hãng Keli
cảm biến lực HM9B hãng Zemic
Cảm biến lực HM9B hãng Zemic

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Lựa chọn thiết bị cho trạm cân 60 tấn: kích thước bàn cân, chất liệu bàn cân, lựa chọn kiểu lắp chìm-nổi, lựa chọn thiết bị điện tử, ứng dụng thực tế cho từng môi trường sử dụng

  • Trạm cân 60 tấn thường có các kích thước cơ bản như: 3x12m và 3x18m phù hợp với các khổ xe có tải trọng dưới 60 tấn. Là trạm cân mức tải nhỏ nên thường được lắp đặt trong các nhà máy sản xuất gỗ, giấy, sản phẩm ngành may mặc..
  • Hiện nay phổ biến có 2 dạng bàn cân thông dụng thường được các đơn vị nhà thầu tư vấn: Bàn cân bê tông với chi phí rẻ, khả năng chịu ăn mòn tốt phù hợp với môi trường có độ ăn mòn cao: khu vực giáp biển, mỏ than…Tuy nhiên bàn cân thép luôn được chủ đầu tư lựa chọn phần đông. Bởi tính cơ động trong tháo lắp, vận chuyển, trọng lượng nhẹ ít ảnh hưởng tới thiết bị. Bàn cân thép sử dụng được trong tất cả các môi trường đảm bảo tính thẩm mỹ và chính xác cao hơn. Tuỳ thuộc vào địa hình và vị trí lắp đặt Cân điện tử Việt Phát sẽ tư vấn chủ đầu tư nên lắp nổi hay chìm.
Bàn cân 60 tấn bằng thép
Gia công bàn cân thép
  1. Các hạng mục thực hiện lắp đặt: lên phương án tư vấn – lựa chọn thiết bị phù hợp, cung cấp bản vẽ – hướng dẫn thi công móng cân, lắp đặt – hoàn thiện bàn giao đơn vị sử dụng

  • Lựa chọn thiết bị phù hợp với nhu cầu sử dụng: tham khảo nhu cầu sử dụng khách hàng và lên phương các phương án lựa chọn thiết bị phù hợp
  • Tư vấn khách hàng vị trí đặt trạm cân phù hợp với mục đích và nhu cầu sử dụng
  • Hỗ trợ khách hàng giám sát thi công móng cân, đảm bảo đúng các kích thước theo bản vẽ.
  • Tư vấn khách hàng các hạng mục kèm theo như: hệ thống thoát nước, hệ thống bảo vệ trạm cân và lân cận
Thi công móng trạm cân 60 tấn
Hố móng trạm cân chìm
  1. Các lưu ý khi vận hành trạm cân: bảo vệ thiết bị, lịch bảo trì – bảo dưỡng- kiểm định

Kiểm định trạm cân xe tải
Kiểm định trạm cân xe tải

 

  • Trạm cân điện tử là một hệ thống điện nên cần có hạng mục bảo vệ. Tuy rằng điện áp dẫn từ đầu cân –bộ hiển thị tới cảm biến là điện áp nhỏ nhưng vẫn tiềm ẩn khả năng cháy chập nếu sử dụng không đúng cách. Điều cân thiết cho hệ thống là nguồn điện luôn ổn định tránh việc hư hại đến thiết bị. Ngoài ra việc lắp thêm bộ chống sét lan truyền trên lưới sẽ bảo vệ tốt hơn cho thiết bị khi trời giồn sét.
  • Với trạm cân mới, trong 6 tháng đầu tiên là thời điểm quan trọng nhất. Hầu hết các thiết bị điện nếu có lỗi thì thời gian này sẽ phát sinh lỗi luôn. Ngay cả phần bàn cân cơ khí cũng sẽ bộ lộ lỗi trong thời gian này. Tất nhiên, tần suất hoạt động của cân là liên tục (vài chục lần/ngày), ít hơn sẽ khó biểu hiện.
  • Việc bảo dưỡng thiết bị, tra dầu mỡ sẽ được thực hiện từ năm thứ 2 trở đi và được thực hiện theo định kỳ. Thông thường thời gian bảo dưỡng sẽ từ 6 tháng/ lần hoặc 1 năm/lần. Kỹ thuật viên sẽ kiểm tra thiết bị, độ hao mòn, và chuẩn lại tín hiệu cảm biến. Với trạm cân tần suất sử dụng cao, theo thời gian sẽ có sai số góc (các điểm cân giá trị khác nhau) và cần hiệu chỉnh lại.
  • Công việc kiểm định và cấp giấy, tem chứng nhận ĐLVN được thực hiện bởi cơ quan thẩm quyền. Việc kiểm tra cân theo quả chuẩn đạt chuẩn giúp trạm cân đủ điều kiện sử dụng trong việc kinh doanh. Kết quả kiểm tra được trả sau 2 -3 ngày làm việc và có giá trị trong 1 năm.

                                           

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *